Đầu tư 3 dự án cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Một trong 3 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL

Ba dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL được phép bố trí ngân sách địa phương; cho phép phân chia các dự án thành phần theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố

Chính phủ vừa trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm quốc gia: Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Biên Hòa – Vũng Tàu và Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Thông tin cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
Thông tin cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Tháo điểm nghẽn về hạ tầng, xây cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, vùng Đông Nam Bộ đóng góp khoảng 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, khoảng 36% tổng thu ngân sách quốc gia và khoảng 33% GDP cả nước; đóng vai trò đầu tàu, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách của cả nước.

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh của vùng dẫn đến nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, tạo áp lực lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường bộ. Hiện hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn cho phát triển kinh tế vùng, có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển và đón làn sóng đầu tư mới. Do đó, với dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 188,2 km, đây là một trong những tuyến cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL. Chính phủ kiến nghị đầu tư giai đoạn 1 theo quy mô 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 44.691 tỉ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2022-2025 khoảng hơn 35.700 tỉ đồng, năm 2026 khoảng hơn 8.900 tỉ đồng. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối TP Cần Thơ, tạo thuận lợi nối tới cảng Trần Đề đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương kinh tế của 13 tỉnh ĐBSCL, giảm tải cho cảng biển TP HCM.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Một trong 3 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Một trong 3 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL

Với dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, theo đề xuất của Chính phủ, dự án có tổng chiều dài gần 54 km. Dự án được đề xuất đầu tư công giai đoạn 1 với quy mô 4 – 6 làn xe, giải phóng mặt bằng 6 – 8 làn xe theo quy mô quy hoạch. Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án khoảng 17.837 tỉ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2022-2025 khoảng 14.270 tỉ đồng, năm 2026 khoảng 3.567 tỉ đồng.

Dự án Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (một trong 3 tuyến cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL) được đề xuất đầu tư với tổng chiều dài 117,5 km. Điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1 khu vực cảng Nam Vân Phong. Điểm cuối tại nút giao cắt đường Hồ Chí Minh tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột với tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án khoảng 21.935 tỉ đồng. Dự kiến nhu cầu bố trí vốn giai đoạn 2022-2025 khoảng hơn 17.500 tỉ đồng, nhu cầu vốn năm 2026 gần 4.400 tỉ đồng. Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột sẽ tạo thuận lợi cho vùng Tây Nguyên kết nối với cảng biển để khai thác tiềm năng, thế mạnh.

Cần cơ chế đặc thù để bảo đảm bảo các dự án đường bộ cao tốc trọng điểm vùng ĐBSCL kịp tiến độ

Theo lộ trình đề xuất, công tác chuẩn bị đầu tư 3 dự án sẽ được thực hiện trong năm 2022, khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025. Nguồn vốn của cả 3 dự án được dự kiến bố trí từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trong giai đoạn từ năm 2022-2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách các địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021. Năm 2026, nguồn vốn của dự án bố trí từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Để bảo đảm yêu cầu thực hiện, Chính phủ đề xuất cả 3 dự án đều áp dụng cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị quyết 44/2022/QH15; cho phép bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án; cho phép phân chia các dự án thành phần theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vào năm 2025.

Dự án Biên Hòa – Vũng Tàu được kiến nghị chia làm 3 dự án thành phần gồm: dự án thành phần 1 dài 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 6.240 tỉ đồng. Dự án thành phần 2 (có đoạn trùng với đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông) dài 18,2 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 6.400 tỉ đồng. Dự án thành phần 3 dài 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 5.190 tỉ đồng.

Trong khi đó, dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được Chính phủ đề xuất chia thành 4 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 dài hơn 57 km thuộc địa bàn của tỉnh An Giang và TP Cần Thơ, tổng mức đầu tư sơ bộ gần 13.800 tỉ đồng. Dự án thành phần 2 dài 37,2 km thuộc TP Cần Thơ, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 9.800 tỉ đồng. Dự án thành phần 3 dài gần 37 km thuộc tỉnh Hậu Giang, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 9.900 tỉ đồng. Dự án thành phần 4 dài 56,9 km thuộc 2 tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 11.120 tỉ đồng.

Dự án Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột cũng được nghiên cứu phân tách với 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 dài 32 km thuộc tỉnh Khánh Hòa, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 5.600 tỉ đồng. Dự án thành phần 2 dài 37,5 km thuộc 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng hơn 9.800 tỉ đồng. Dự án thành phần 3 dài khoảng 48 km trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tổng mức đầu tư sơ bộ gần 6.500 tỉ đồng. 

Theo: nld.com.vn

Compare listings

Compare